Nên thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 tại TP.HCM không
Nên thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 tại TP.HCM không
Lo ngại nhờ đứng tên để “lách luật”
Theo UBND TP.HCM, mục đích thí điểm chính sách về thuế bất động sản, làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau. Đồng thời, tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. UBND TP.HCM cho rằng, quy định nói trên phù hợp với thông lệ quốc tế khi “thuế bất động sản chỉ dùng để đầu tư nâng cao phúc lợi người dân tại chính địa phương nơi phát sinh nguồn thu thuế”.
Đồng tình với quan điểm đánh thuế bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, ở các nước khác, kể cả nước đang phát triển, mức thuế sàn đánh vào bất động sản khá cao, từ 1% – 1,5% áp trên giá thị trường. Còn tại Việt Nam, thuế bất động sản áp vào giá Nhà nước mà hiện nay giá Nhà nước thấp hơn giá thị trường rất nhiều.
Cần làm rõ bất động sản thứ 2 chịu thuế tính theo diện tích hay giá trị giao dịch (Ảnh: Duy Phương)
Đối với người sở hữu nhiều bất động sản, các nước khác đánh thuế cao gấp 2 – 3 lần, nhất là với những thửa đất không sử dụng, bỏ hoang. Từ đó, việc sử dụng đất đai được hiệu quả, loại bỏ được việc đầu cơ, tích trữ. Còn ở Việt Nam, việc mua bất động sản khá khó vì giá cao, nhưng “nuôi” bất động sản lại rất dễ vì không phải nộp tiền gì, tạo nên nhiều nghịch lý trong thị trường bất động sản, không thuận lợi cho việc phát triển.
Một vấn đề đặt ra là, sẽ có tình trạng lách luật, tránh bị đánh thuế bằng cách nhờ người khác đứng tên bất động sản. Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ: “Độ rủi ro của việc nhờ đứng tên này rất cao, có thể mất trắng tài sản. Chỉ cần người đứng tên người ta “lật” là coi như mất. Đến một lúc nào đó, rủi ro xảy ra nhiều thì người ta sẽ cân nhắc. Thà nộp thuế cao một chút, nhưng đây vẫn là tài sản công khai của mình. Những người thích tính an toàn cao thì sẽ lựa chọn cách trả thuế và tự đứng tên”.
Dòng tiền đầu tư sẽ “chảy” về tỉnh khác
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Bất Động Sản Việt An Hòa cho rằng, việc đánh thuế căn nhà thứ hai có thể tạo công bằng xã hội, hạn chế việc sở hữu quá nhiều bất động sản không mang tính khả dụng. Tuy nhiên, cần suy xét, cân nhắc kỹ về mọi mặt vì có nhiều yếu tố liên quan.
[tinmoi]
Theo ông Quang, cần phải minh bạch về giá giao dịch thực tế, phải cập nhật thường xuyên. Một việc quan trọng nữa là làm rõ giá trị của bất động sản thế nào thì mới chịu thuế, vì có những người sở hữu một bất động sản nhưng về giá trị thì lớn hơn nhiều lần so với 2-3 bất động sản của người khác.
Xem xét thấu đáo việc thu thuế bất động sản thứ 2 để không tránh dòng tiền đầu tư “chảy” về tỉnh khác (Ảnh: Duy Phương)
Ông Quang cũng chỉ ra, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 với mục đích chống đầu cơ tại TP.HCM chưa phù hợp. Bởi các bất động sản tại TP.HCM có tính chất khá tương đồng, nếu có ý định đầu cơ thì người ta sẽ mua ở những địa phương xa hơn, có tiềm năng tăng giá. Nếu chỉ thu thuế tại TP.HCM thì các nhà đầu tư sẽ “đổ” dòng tiền về các tỉnh khác.
“Nói vấn đề này để tăng ngân sách thì tôi nghĩ là chúng ta lợi 1 mà mất 10. cho tất cả trên cả nước. Còn nếu áp dụng riêng cho TP.HCM thì tiền thu thuế không bao nhiêu mà dòng tiền đầu tư chảy đi rất lớn”, ông Quang lo ngại.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Công ty Savills Việt Nam, người Việt Nam có thói quen tích luỹ tài sản, đặc biệt là nhà và đất. Cần phải tính toán và cân nhắc cụ thể thời điểm nào để áp dụng sắc thuế này, bởi hiện nay chưa có thống kê cụ thể có bao nhiêu người sở hữu bất động sản thứ 2.
“Thực hiện khi nào, và áp dụng ra sao thì cần có lộ trình. Không thể trong vòng 5 – 6 tháng chúng ta đưa vào liền ngay lập tức. Cần có lộ trình để cho mọi người biết, cũng như các nhà đầu tư bất động sản hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đang tham gia vào thị trường Việt Nam”, ông Sử Ngọc Khương nêu ý kiến.
Theo các chuyên gia, việc thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 trở lên ở TP.HCM cần được ưu tiên thực hiện ở quận nội thành như Quận 1, Quận 3. Ngoài ra, cũng tính toán phương án phù hợp với những trường hợp người dân có một căn nhà ở tại TP.HCM, nhưng sở hữu một bất động sản khác ở địa phương khác. Xem xét toàn diện, thấu đáo như vậy thì việc thu thuế bất động sản thứ 2 mới tạo được sự đồng thuận từ người dân./.
- Điểm nhấn khác biệt của Hồ Tràm trên thị trường nghỉ dưỡng phía Nam
- Nghịch lý năm 2022 dự án mới bất động sản khan hiếm giao dịch chững lại, liệu giá sẽ tăng?
- Metaverse có thể thay đổi cuộc chơi bất động sản ra sao?
- Căn hộ chiết khấu, giảm giá mạnh vẫn kém khách mua
- Rã băng 156 dự án vướng mắc
- Năm 2022 khó khăn với thị trường bất động sản thế nào
- M&A bất động sản dự báo tăng mạnh
- Loạt dự án của Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Nam Long…được gỡ vướng đến đâu?
- Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh cuối phiên
- Xót xa “làng biệt thự” 200 triệu đô tuyệt đẹp bị bỏ hoang ở Thổ Nhĩ Kỳ