Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: Lại trồng cây, xây nhà ‘đón đầu’ đền bù
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: Lại trồng cây, xây nhà ‘đón đầu’ đền bù
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn đi qua địa bàn xã Trường Xuân dài 6,41km, phải thu hồi hơn 11ha, với gần 200 hộ dân, trong đó có 51 trường hợp có nhà bị ảnh hưởng
Ngày 21/4, theo ghi nhận của phóng viên, bên cạnh tỉnh lộ 922 đoạn qua địa bàn xã Trường Xuân, huyện Thới Lai có 6 căn nhà liền nhau được xây dựng bằng tôn, nằm gần cột mốc giải phóng mặt bằng dự án cao tốc. Đáng chú ý, xung quanh ngôi nhà này được người dân trồng nhiều loại cây như: xoài, dừa… mà không có người ở.
Được biết, để phục vụ dự án cao tốc, UBND huyện Thới Lai có thông báo thu hồi đất đồng loạt từ ngày 5/12/2022. Trước đó, địa phương đã có công bố quy hoạch vào ngày 15 – 16/11/2022. Xã Trường Xuân là nơi số hộ có đất bị ảnh hưởng nhiều nhất huyện.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Trường Xuân thông tin: “Khi chưa có thông báo thu hồi đất, địa phương đã lấy ý kiến người dân để triển khai quy hoạch. Trước khi quy hoạch, xã đã xin ý kiến người dân được kiểm kê tài sản trước để đẩy nhanh tiến độ và được mọi người thống nhất. Sau khi kiểm kê thì phát hiện 29 trường hợp trồng cây trong phần đất quy hoạch, 6 hộ xây nhà trên đất lúa”.
Theo ông Bình, họ trồng cây rải rác trên 6,41 km dự án cao tốc. Tuy nhiên, chưa thể xác định được mốc thời gian trồng, cho nên, các cơ quan chuyên môn đang tiến hành xác minh. Do đây thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên Hội đồng bồi thường giao cho ngành nông nghiệp phụ trách xác minh: mật độ cây trồng, thời gian sinh trưởng… Các trường hợp mà xã đang nghi ngờ là trồng đối phó hiện chưa có cơ sở. Sau khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Do đây là dự án trọng điểm nên cần xác minh, kiểm tra thận trọng và giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu để tránh bồi thường không đúng.
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng người dân nên vì tương lai kết nối hạ tầng hơn là đền bù.
Ông Bình cũng cho biết, khi có thông báo thu hồi đất, huyện đã hạn chế các quyền như trồng trọt, xây dựng trên đất quy hoạch. Nếu hội đồng bồi thường huyện xác định các trường hợp là trồng cây trước quy hoạch thì quyền bồi thường, quyền sử dụng đất vẫn còn, còn nếu trồng để đối phó thì sẽ bị bác bỏ.
Trong 29 trường hợp này, các trường hợp phù hợp hay không phù hợp sẽ được xử lý dựa trên cơ sở của ngành chuyên môn. 29 trường hợp đang chờ xác minh này sẽ không làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án vì chưa áp giá cụ thể.
Về trường hợp xây nhà trên đất lúa, UBND xã Trường Xuân đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính vào ngày 16/4. Theo đó, 6 hộ, mỗi hộ sẽ chịu mức phạt 4 triệu đồng. Tuy nhiên, các hộ thuộc trường hợp này không tiếp nhận quyết định xử lý vi phạm hành chính của xã. Bên cạnh đó, ngôi nhà này cũng nằm trên ranh có cắm mốc giải phóng mặt bằng nên cũng cần xác minh là được xây dựng trước hay sau khi có thông báo công bố quy hoạch để có hướng xử lý tiếp theo.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Thới Lai cho biết, dự án cao tốc đi qua địa bàn 3 xã, nhưng ở xã Trường Xuân có 29 trường hợp trồng cây nằm trong dự án. Đối với các trường hợp này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thới Lai đang xác minh cụ thể để báo cáo cho Hội đồng bồi thường xem xét.
- Giá đất tái định cư dự án Vành đai 4 mong mỏi ngày công bố
- Sửa Luật Đất đai: Dự án đô thị phải tự thỏa thuận quyền sử dụng đất
- Khởi công đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô ngày 25/6/2023
- Phú Quốc sắp có khu bán đồ hiệu miễn thuế
- Vành đai 3 TPHCM cập nhật hình ảnh
- Sửa Luật Đất đai: Nóng vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng
- Bồi thường Vành đai 3 TP HCM cao nhất hơn 73 triệu đồng mỗi m2
- Hơn 6.000 tỷ đồng làm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1
- Cách phát hiện nhà đất ‘dính’ quy hoạch
- Thêm 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam khai thác trong năm nay